Thủ tục cấp phiếu lý lịch tư pháp tại TP HCM
Nếu bạn sống tại TP HCM và muốn làm thủ tục xin cấp Phiếu Lý lịch tư pháp, bạn viết này sẽ bổ ích cho bạn.
Thành phần hồ sơ cần chuẩn bị
Giấy tờ chứng minh nơi ở (với người nước ngoài):
(1) Giấy Tạm Trú/Thẻ Tạm Trú/Giấy Xác Nhận Cư Trú.
Giấy tờ chứng minh nhân thân:
(2) CCCD/Hộ Chiếu/CMND
Giấy tờ cho việc kê khai/đề nghị cấp Phiếu Lý lịch tư pháp:
(3) Tờ khai cấp Phiếu LLTP Mẫu 03 (cho đương đơn trực tiếp), Mẫu 04 cho người được ủy quyền.
Nếu ủy quyền (sử dụng Mẫu 04) thì có thêm Giấy ủy quyền, mô tả cụ thể:
(4) Giấy Ủy Quyền có chứng thực/công chứng (trừ cha, mẹ, vợ/chồng, con của đương đơn, phiếu số 2 không lập ủy quyền).
Lời khuyên: Nên sử dụng Hộ chiếu khi khai báo về mục giấy tờ nhân thân nếu đương đơn đi nước ngoài.
Số lượng:
Chuẩn bị 3 loại giấy tờ nêu trên đầy đủ (4 loại nếu ủy quyền), mỗi giấy tờ 1 bản sao y công chứng, nếu sao y thường cần mang theo bản chính để đối chiếu (áp dụng cho khi nộp trực tiếp).
Lời khuyên: Nên làm thêm 1 bản, phòng bị rách, bị in mờ hay, lỗi ký đè dấu vân tay hãy các lỗi khác.
Trình tự thực hiện
BƯỚC 1.
Chuẩn bị hồ sơ: - Soạn tờ khai theo mẫu 03 nếu trực tiếp làm (theo mẫu 04 nếu ủy quyền nộp thay), nếu đang ở nước ngoài cần chứng thực chữ ký.
- Giấy tờ khác gồm 1 bản sao y chứng thực CMND/CCCD/Hộ chiếu và 1 bản sao y chứng thực giấy xác nhận cư trú TP HCM hoặc giấy tờ chứng minh tạm trú với người nước ngoài.
BƯỚC 2.
Kiểm tra lại từng thành phần hồ sơ đã chuẩn bị (rất quan trọng với đương đơn không có nhiều thời gian). Kiểm tra về nội dung, hình thức, số lượng, tính hợp lệ ...
Nếu sai sót, thừa thiếu, rất có thể phải mất thêm 1 chu kỳ thời gian làm lại từ đầu. Hãy xem bài viết của luật sư DocBeez về các lỗi khi chuẩn bị hồ sơ làm Lý lịch tư pháp.
Tự kiểm tra cẩn thận hoặc thuê dịch vụ kiểm tra hoặc nhờ tư vấn cách kiểm tra hồ sơ (review).
BƯỚC 3.
Nộp hồ sơ cho Sở Tư Pháp TP HCM hoặc Bộ Tư Pháp hoặc Sở Tư Pháp nơi đương đăng thường trú (Chú ý, Đại sứ quán, Lãnh sự quán Việt Nam ở nước ngoài không có thẩm quyền cấp phiếu này, các cơ quan ngoại giao này nếu tham gia, chỉ thực hiện việc sao y chứng thực hộ chiếu, chứng thực chữ ký ở tờ khai như cơ quan công chứng/chứng thực trong nước).
Nếu nộp qua đường bưu điện, cơ quan tư pháp không chịu trách nhiệm tính hợp lệ của hồ sơ (bạn vẫn có thể phải nộp lại nếu hồ sơ không hợp lệ), cơ quan tư pháp cũng không chịu trách nhiệm trong trường hợp hồ sơ bị thất lạc hay gửi đến/gửi đi bị chậm.
Mẹo: Search trên google từ khóa "thất lạc gửi bưu điện" hoặc các từ khóa tương tự để nhận biết rủi ro này. Hiện tại, đương đơn ở nước ngoài đăng ký online tại website cơ quan nhà nước không có giá trị (vì không có ai đến pick it up), để biết bản chất việc đăng ký online hãy xem bài viết "Thủ tục hành chính: Đăng ký online là gì".
BƯỚC 4.
Nhận kết quả
Nếu không trực tiếp đến cơ quan tư pháp nhận kết quả, bạn có thể nhận kết quả dựa vào việc đăng ký trả kết quả qua dịch vụ của bưu điện (post). Hãy cung cấp một địa chỉ chính xác, lưu ý rằng bưu phẩm có thể chỉ đến bưu cục địa phương và bạn cần ra lấy (pick it up).
Lệ phí:
200.000 VND
Đương đơn chỉ đóng 100.000 VND nếu là học sinh, sinh viên, người có công với cách mạng.
Mặc định sẽ được cấp 2 phiếu. Nếu yêu cầu nhiều hơn 2 phiếu, từ phiếu thứ 3 trở đi, đóng thêm 3000 VND/phiếu (Thông tư 174/2011/TT-BTP).
Thời hạn cấp
Theo luật, thời hạn cấp Phiếu lý lịch tư pháp không quá 10 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu hợp lệ. Trường hợp (1) Đương đơn là công dân Việt Nam đã cư trú ở nhiều nơi hoặc có thời gian cư trú ở nước ngoài, (2) Người nước ngoài quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 47 của Luật Lý lịch tư pháp, (3) Trường hợp phải xác minh về điều kiện đương nhiên được xóa án tích quy định tại khoản 3 Điều 44 của Luật Lý lịch tư pháp thì thời hạn cũng không được quá 20 ngày.
Trên thực tế có thể mất thời gian nhiều hơn do chuẩn bị, nộp nhầm chỗ, khai sai, hoặc công an phải xác minh tình trạng án tích lâu.
Biểu mẫu
Hãy download biểu mẫu là Tờ khai 03 hoặc Tờ khai 04 mới nhất trong site DocBeez, bạn cũng có thể nhờ dịch vụ DocBeez Hỗ trợ làm Tờ khai: Soạn và/hoặc kiểm tra (review) nội dung tờ khai, thêm chi tiết cần thiết, bớt những chi tiết gây bất lợi nhưng không ảnh hưởng luật.
Các rủi ro
Rủi ro gặp phải được ghi nhận từ DocBeez Centre bao gồm:
- Đọc không kỹ chỉ dẫn trong bài viết này dẫn tới áp dụng sai/nhầm lẫn.
- Tờ khai không hợp lệ, mâu thuẫn nội dung trong Hộ chiếu/CMND/Hộ Khẩu/Giấy tạm trú, nội dung thông tin về đương đơn tại tờ khai bị khai man, khai khống, thành phần hồ sơ không đủ.
- Hình thức nộp hồ sơ không hợp lệ, không thuộc thẩm quyền thực hiện của Sở Tư Pháp TP HCM, nộp qua bưu điện bị thất lạc và không có người kiểm chứng mức độ hợp lệ của hồ sơ nên có thể bị yêu cầu làm lại.
Hậu quả thường là:
- Hồ sơ không được thụ lý (do không tới nơi hoặc do không đúng thẩm quyền)
- Hồ sơ phải làm lại (do sai sót, thiếu điều kiện tối thiếu v.v...)
- Giấy tờ phải làm đi làm lại (do hiểu không chính xác yêu cầu về điều kiện và thủ tục).
- Đương đơn mất thời gian để nhận biết rõ ràng "điểm lỗi" của hồ sơ cho việc chỉnh sửa.