top of page

Thủ tục cấp phiếu lý lịch tư pháp số 1 tại TP HCM



Cơ quan Tư pháp tại TP HCM có thẩm quyền cấp Phiếu Lý lịch tư pháp số 1 cho đương đơn thường trú tại TP HCM. Các trường hợp cắt khẩu, "treo khẩu", tạm trú tại TP HCM (kể cả KT3) đều không thực hiện tại TP HCM mà thực hiện tại tỉnh/ thành nơi đương đơn đăng ký hộ khẩu thường trú, nếu bị "treo hộ khẩu" hoặc không có hộ khẩu, đương phải làm thủ tục Trung Tâm Lý Lịch Tư Pháp Quốc Gia có văn phòng ở Hà Nội.

Bài viết này sẽ giúp ích cho đương đơn có hộ khẩu tại TP HCM và có nhu cầu làm Phiếu số 1. Nếu chưa biết rõ đương đơn cần loại Phiếu nào, vui lòng liên hệ PoChecks để được hướng dẫn.


Thành phần hồ sơ cần chuẩn bị

  1. Sổ Hộ Khẩu TP HCM

  2. CMND/CCCD (có thể sử dụng Hộ chiếu thay thế nếu không có CMND)

  3. Tờ khai yêu cầu cấp Phiếu Lý lịch tư pháp số 1 là Mẫu 04 hoặc Mẫu 03 (làm thay)

Số lượng:

Chuẩn bị 3 loại giấy tờ nêu trên đầy đủ (thêm Giấy ủy quyền nếu cần làm thay), mỗi giấy tờ 1 bản sao y công chứng hoặc sao y thường nhưng mang theo bản chính đến đến chứng thực và làm tờ khai tại Văn phòng PoChecks.

Lời khuyên: Nên làm 2 bản phòng bị rách, lỗi mực in photo bị mờ hay các lỗi khác.


Trình tự thực hiện

BƯỚC 1.

Chuẩn bị hồ sơ:

- 1 bản sao y chứng thực CMND/CCCD (hoặc bản chính + bản photo)

- 1 bản sao y chứng thực Hộ khẩu TP HCM (hoặc bản chính + bản photo)

- Ký vào Tờ khai (đã soạn) theo Mẫu 04 hoặc Mẫu 03 (nội dung dài khoảng 2 trang)


BƯỚC 2.

Kiểm tra lại từng thành phần hồ sơ đã chuẩn bị về nội dung, hình thức, số lượng, tính hợp lệ ... (rất quan trọng nếu đương đơn không có cơ hội về thời gian nếu phải nộp lại từ đầu). Đội ngũ pháp chế sẽ làm thay nếu sử dụng dịch vụ tại PoChecks.


BƯỚC 3.

Liên hệ bưu điện để nộp hồ sơ hoặc đăng ký online lấy mã số xếp hàng đến nộp trực tiếp (ở nước ngoài không thực hiện được hình thức này) hoặc yêu cầu dịch vụ tại PoChecks

Nếu nộp qua đường bưu điện, Cơ quan Tư Pháp TP HCM không chịu trách nhiệm tính hợp lệ của hồ sơ (bạn vẫn có thể phải nộp lại nếu hồ sơ không hợp lệ), Cơ quan Tư Pháp HCM cũng không chịu trách nhiệm trong trường hợp hồ sơ bị thất lạc hay thời gian gửi đến/đi bị kéo dài.


Mẹo: Search trên google từ khóa "rủi ro khi gửi qua bưu điện" hoặc các từ khóa tương tự để nhận biết rủi ro này. Hãy xem bài viết "bản chất của việc đăng ký online".


BƯỚC 4.

Nhận kết quả. Thông thường thời gian trả kết quả sau 15 ngày dương lịch (ghi nhận thực tế), kể từ ngày nộp đủ hồ sơ hợp lệ. Tuy nhiên, điều này có thể sẽ bị chậm hơn bởi nhiều lý do chủ quan, khách quan khác nhau mặc dù luật quy định khá cụ thể:

Điều 48 Luật Lý lịch tư pháp quy định thời hạn cấp là 10 ngày, nếu đương đơn cư trú ở nhiều nơi hoặc có thời gian cư trú ở nước ngoài hoặc trường hợp phải xác minh về điều kiện đương nhiên được xóa án tích quy định tại khoản 3 Điều 44 của Luật Lý lịch tư pháp thì thời hạn cũng không được quá 20 ngày.


Án tích

Nếu đương đơn có án tích hoặc liên quan về án tích, việc xác minh sẽ mất thời gian lâu hơn, đặc biệt trong trường hợp đương đơn không nắm rõ tình trạng giấy tờ về án tích của mình sẽ rất khó khăn. Đương đơn cần thực hiện thủ tục xóa án tích trước khi làm Lý lịch tư pháp, điều này giúp nội dung về phần tội phạm sẽ không "hiện lên" phiếu Lý lịch tư pháp.

Các giấy tờ, tài liệu đương đơn cần xem lại giúp luật sư PoChecks đưa ra lời khuyên tốt nhất là:

1. Bản án hình sự sơ thẩm đã có hiệu lực pháp luật và bản án hình sự phúc thẩm;

2. Quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm về hình sự;

3. Quyết định thi hành án hình sự;

4. Quyết định miễn chấp hành hình phạt;

5. Quyết định giảm thời hạn chấp hành hình phạt;

6. Quyết định hoãn chấp hành hình phạt tù;

7. Quyết định tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù;

8. Quyết định miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án đối với khoản thu nộp ngân sách nhà nước;

9. Giấy chứng nhận đã chấp hành xong hình phạt tù; văn bản thông báo kết quả thi hành hình phạt trục xuất;

10. Giấy chứng nhận đã chấp hành xong hình phạt cải tạo không giam giữ, phạt tù cho hưởng án treo và các hình phạt bổ sung;

11. Quyết định thi hành hình phạt tiền, tịch thu tài sản, án phí và các nghĩa vụ dân sự khác của người bị kết án; quyết định đình chỉ thi hành án; giấy xác nhận kết quả thi hành án; văn bản thông báo kết thúc thi hành án trong trường hợp người bị kết án đã thực hiện xong nghĩa vụ của mình;

12. Quyết định ân giảm hình phạt tử hình;

13. Giấy chứng nhận đặc xá, đại xá;

14. Quyết định xóa án tích;

15. Giấy chứng nhận đương nhiên được xóa án tích;

16. Trích lục bản án hoặc trích lục án tích của công dân Việt Nam do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cung cấp cho Viện kiểm sát nhân dân tối cao theo điều ước quốc tế về tương trợ tư pháp trong lĩnh vực hình sự hoặc theo nguyên tắc có đi có lại;

17. Quyết định của Toà án Việt Nam về việc dẫn độ để thi hành án tại Việt Nam; quyết định của Tòa án Việt Nam về việc tiếp nhận chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù; thông báo về quyết định đặc xá, đại xá, miễn, giảm hình phạt của nước chuyển giao đối với người đang chấp hành hình phạt tù;

18. Thông báo về việc thực hiện quyết định dẫn độ người bị kết án, quyết định chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù tại Việt Nam theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài.


Phí dịch vụ và Lệ phí:

Lệ phí Nhà Nước làm Lý lịch tư pháp số 1 là: 200.000 VND

Đương đơn chỉ đóng 100.000 VND nếu đang là học sinh, sinh viên hoặc người có công với cách mạng.

Mặc định sẽ được cấp 2 phiếu. Nếu yêu cầu nhiều hơn 2 phiếu, từ phiếu thứ 3 trở đi, đóng thêm 3000 VND/phiếu (Thông tư 174/2011/TT-BTP).

Các phí công chứng, chứng thực, dịch công chứng Tiếng Anh, Tiếng Hàn, chuyển phát, phí làm thủ tục xóa án tích, phí dịch vụ khác chưa được tính, đương đơn vui lòng liên hệ PoChecks để được thẩm định và báo phí cụ thể.


Biểu mẫu

Đương đơn có thể download biểu mẫu là Tờ khai 03 mới nhất trong site PoChecks, hoặc có thể Soạn tờ khai Online sau đó in ra để ký.


Các rủi ro

Rủi ro gặp phải được ghi nhận bao gồm:

- Đọc không kỹ chỉ dẫn trong bài viết này dẫn tới áp dụng sai/nhầm lẫn.

- Tờ khai không hợp lệ, mâu thuẫn nội dung trong CMND/Hộ Khẩu, khai man, khai khống hoặc CMND/Hộ khẩu không có giá trị hoặc hết thời hạn.

- Hình thức nộp hồ sơ không hợp lệ như hồ sơ không thuộc thẩm quyền của TP HCM, bị thất lạc khi nộp qua bưu điện và không có người kiểm chứng mức độ hợp lệ của hồ sơ nên có thể bị yêu cầu làm lại.

Hậu quả thường là:

- Hồ sơ không được thụ lý (do không tới nơi hoặc do không đúng thẩm quyền)

- Hồ sơ phải làm lại (do sai sót, thiếu điều kiện tối thiếu v.v...)

- Giấy tờ phải làm đi làm lại (do hiểu không chính xác yêu cầu về điều kiện và thủ tục).

- Đương đơn mất thời gian để nhận biết rõ ràng "điểm lỗi" của hồ sơ cho việc chỉnh sửa.


Tiêu điểm
Gần đây
Cũ hơn
Quan tâm
bottom of page